Content

Các câu hỏi thường gặp - FAQ

Drei Holzwürfel mit den Buchstaben F, A und Q liegen auf einer Laptop-Tastatur.
© iStockphoto

Hy vọng tại đây Bạn sẽ tìm được trả lời cho các câu hỏi còn lại của Bạn…

Học tập tại Đức:

Các chi phí phát sinh có thể liệt kê sơ lược như sau:

  • Học phí học tiếng Đức.
  • Phí Chứng thực Hồ sơ, phí Dịch thuật và Công chứng Hồ sơ sang tiếng Đức hay sang tiếng Anh.
  • Lệ phí TestAS (90 EUR/lần).
  • Lệ phí APS (150 USD – 250 USD/lần).
  • Phí gởi Hồ sơ sang các Trường Đại học tại Đức.
  • Lệ phí uni-assist (khoảng 100 EUR/lần).
  • Lệ phí mở Tài khoản Ngân hàng để chứng minh tài chính (nếu cần).
  • Chứng minh tài chính (khoảng 10.500 EUR, nếu cần).
  • Lệ phí Visa (khoảng 90 EUR/lần).
  • Vé máy bay (khoảng 1.000 EUR).
  • Chi phí sinh hoạt hàng năm (khoảng 10.500 EUR).
  • Học phí (nếu phát sinh).

Nói chung, học phí Đại học chính quy tại các Trường Đại học Tổng hợp (Universität), Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật (Technische Universität) và Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschule hay Hochschule) công lập đã được bãi bỏ sau một thời gian ngắn thu thí điểm. Các ngoại lệ:

  • Trường Đại học Nhạc và Kịch Leipzig (Hochschule für Musik und Theater Leipzig – HMT) từ năm 2013 đã thu 1.800 EUR học phí mỗi Học kỳ từ Sinh viên ngoài khối EU.
  • Bang Baden-Württemberg từ Học kỳ 2017/18 đã thu 1.500 EUR học phí mỗi Học kỳ (tức 3.000 EUR mỗi năm) đối với Sinh viên Quốc tế ngoài khối EU.
  • Bang Bayern cho phép các Trường Đại học tự quyết định việc thu và mức học phí (ví dụ TU München thu cho các Chương trình Đại học 2.000 EUR – 3.000 EUR mỗi Học Kỳ, các Chương trình Cao học 4.000 EUR – 6.000 EUR mỗi Học Kỳ).

Chính sách “Không thu học phí” chỉ áp dụng đối với các Khóa học Đại học đầu tiên. Đối với các Khóa học Đại học thứ 2 (còn gọi là “Văn bằng 2”) và các Khóa học Cao học có thể sẽ có chính sách khác được áp dụng tùy theo từng Bang, từng Trường Đại học hay từng Khóa học cụ thể.

Cuộc sống tại Đức:

Chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào cách chi tiêu của từng người nên không thể nói chính xác là bao nhiêu. Có những chi phí như tiền thuê nhà, lương thực thực phẩm, bảo hiểm sẽ cố định và không thay đổi nhiều.

Tiền thuê nhà thường chiếm phần lớn nhất của tổng chi phí sinh hoạt và thường cao nhất ở các thành phố lớn như München, Hamburg hay Köln: Tại đây trung bình tiền thuê nhà hàng tháng là 356 EUR. Tại Chemnitz, Dresden hay Erfurt tiền thuê nhà hàng tháng rẻ hơn và trung bình ở tầm 235 EUR. Nhưng tại các thành phố lớn cơ hội tìm việc làm lại cao hơn.

Vài thông số để tham khảo (hàng tháng):

  • Tiền thuê nhà (bao gồm cả tiền điện, tiền nước): 410 EUR.
  • Lương thực, thực phẩm: 198 EUR.
  • May, mặc: 46 EUR.
  • Đi, lại: 89 EUR.
  • Bảo hiểm, thuốc men, Y tế: 100 EUR.
  • Thông tin, liên lạc: 31 EUR.
  • Sách, tạp hóa: 31 EUR.
  • Giải trí, văn hóa và thể thao: 66 EUR.
  • Phí Học kỳ: 36 EUR
  • Chi phí khác: 144 EUR

TỔNG: 1.150 EUR

Số tiền trên chưa bao gồm Học phí Đại học, nếu có phát sinh.

(Nguồn: Deutsches Studentenwerk  e.V. 2021)

Xem thêm tại study-in-germany.de

Sinh viên thường ở tại các Ký túc xá hay thuê chung một căn hộ để ở ghép. Nên tiến hành sớm việc tìm và đặt chỗ trong Ký túc xá.

Xem thêm tại study-in-germany.de

Theo luật định, mỗi Sinh viên dưới 30 tuổi tại Đức phải có Bảo hiểm Y tế bắt buộc (Krankenversicherung). Bên cạnh các Công ty Bảo hiểm luật định lớn (gesetzliche Krankenversicherung – GKV) như TKK, AOK, BKK, IKK v. v. còn có rất nhiều Công ty Bảo hiểm tư (private Krankenversicherung – PKV) khác. Sự khác biệt cơ bản giữa Bảo hiểm luật định và Bảo hiểm tư là phí Bảo hiểm và quyền lợi Bảo hiểm.

Phí Bảo hiểm của Bảo hiểm luật định đối với Sinh viên được Bộ Y tế Đức ấn định thống nhất hiện thời là khoảng 83 EUR + khoảng 24 EUR = khoảng 107 EUR/tháng. Các Công ty Bảo hiểm tư không bị ràng buộc vào luật này nên có thể thu phí Bảo hiểm cao hơn hay thấp hơn phù hợp với khả năng tài chính của Sinh viên.

Quyền lợi Bảo hiểm tối thiểu của Bảo hiểm luật định đối với Sinh viên được Bộ Y tế Đức ấn định thống nhất. Các Công ty Bảo hiểm tư không bị ràng buộc vào luật này nên có thể cung cấp cho người mua Bảo hiểm các quyền lợi khác nhau phù hợp với nhu cầu của Sinh viên.

Nếu mua Bảo hiểm của một Công ty Bảo hiểm luật định thì có thể đổi sang một Công ty Bảo hiểm tư bất kỳ lúc nào. Ngược lại thì không. Khi quyết định mua Bảo hiểm của một Công ty Bảo hiểm tư thì sẽ bị ràng buộc tối thiểu suốt thời gian học vào các Công ty Bảo hiểm tư. Bảo hiểm Sinh viên của các Công ty Bảo hiểm luật định chỉ kéo dài tối đa 14 Học kỳ hay tới ngày sinh nhật thứ 30 của người được Bảo hiểm.

Xem thêm tại study-in-germany.de

Bạn đã Tốt nghiệp Đại học/Cao học hay đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ tại Đức? Bạn đã có thời gian làm việc chuyên môn ít nhất 2 năm tại Đức? Và bạn có ý định trở về Việt Nam để trực tiếp đóng góp cho sự phát triển của đất nước? Chương trình Di cư và Phát triển (trước đây là Chương trình Hồi hương) sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình lên kế hoạch và cả sau khi bạn đã trở về Việt Nam. Chương trình do CIM – Trung tâm Di cư Quốc tế và Phát triển – thực hiện theo sự ủy thác của BMZ – Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức.

Chương trình Di cự và Phát triển là một phần của chính sách hỗ trợ phát triển của chính phủ Đức với mục tiêu chuyển giao tri thức trong các lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa hai chính phủ Đức và Việt Nam. Thông qua Chương trình, các chuyên gia khi trở về nước sẽ được hỗ trợ thông tin, tư vấn tìm kiếm việc làm, kết nối quan hệ với các chuyên gia trong cùng lĩnh vực… Đặc biệt, nếu làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên hợp tác, Chương trình có thể hỗ trợ tiền lương và trang thiết bị, nơi làm việc để tạo điều kiện tốt nhất cho bạn đóng góp cho sự phát triển của quê hương.

Thông tin chi tiết về Chương trình và đăng ký tham gia tại www.zav-reintegration.de.

Hãy liên hệ với cán bộ của Chương trình tại Việt Nam để được tư vấn cụ thể.

Đặng Thị Phương Dung
Chương trình Di cư và Phát triển
Văn phòng GIZ Hà Nội
Tầng 6, Tháp Hà Nội
49 Hai Bà Trưng, Hà Nội

Xem thêm tại www.zav-reintegration.de

Các câu hỏi khác:

  • Nộp ảnh mới chụp (không cũ hơn 6 tháng).
  • Nộp ảnh cỡ 45 mm x 35 mm.
  • Nền ảnh phải mầu trắng.
  • Ảnh phải chụp người trực diện, không đội mũ và mắt không bị che khuất.
  • Nếu chụp ảnh đen trắng, thì phải đủ độ tương phản và ảnh phải được chiếu sáng đầy đủ.

Mẫu ảnh [PDF 2,15 MB]

 

Thang điểm Việt Nam (0 – 10: hệ điểm 10) khác với thang điểm Đức (6 – 1: Notensystem). Hệ điểm Đức chia ra 6 bậc:

90 % – 100 %: Note 1: sehr gut (xuất sắc)
80 % – 89 %: Note 2: gut (giỏi)
64 % – 79 %: Note 3: befriedigend (khá)
51 % – 63 %: Note 4: ausreichend (trung bình)
31 % – 50 %: Note 5: mangelhaft (yếu – không đạt)
0 % – 30 %: Note 6: ungenügend (kém)

Do vậy, Hội nghị Thường trực các Bộ Trưởng Văn hóa của các Tiểu Bang CHLB Đức (Kultusministerkonferenz – KMK), ngày 15.03.1991 đã quy định sử dụng modifizierte bayerische Formel [PDF 16,49 KB] để quy đổi điểm nước ngoài sang điểm của Đức như sau:

Trong đó:

N: điểm Đức tương ứng cần tìm
P: điểm Việt Nam có (0 – 10)
Pmax: điểm đạt tối đa (10)
Pmin: điểm đạt tối thiểu (05)

Ví dụ tham khảo:

10 điểm tương ứng với Note 1
9 điểm tương ứng với Note 1,6
8 điểm tương ứng với Note 2,2
7,5 điểm tương ứng với Note 2,5
7 điểm tương ứng với Note 2,8
6 điểm tương ứng với Note 3,4
5 điểm tương ứng với Note 4

Vấn đề:

Do có nhiều Trường Đại học Đức yêu cầu Sinh viên tự quy đổi Tín chỉ học đạt được ở Việt Nam sang hệ thống ECTS (European Credit Transfer and Accumulation System), nên sau đây chúng tôi trích các quy định liên quan đến điều này:

  • Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Ban hành Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống Tín chỉ.
  • ECTS Users’ Guide (ECTS-Leitfaden) của European Commission: Office for Official Publications of the European Communities (Europäische Kommission: Amt für amtliche Veröffentlichung der Europäischen Gemeinschaften).

Dẫn chứng nguồn:

Hệ thống Tín chỉ Việt Nam:

Trong Điều 3, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT có đoạn như sau:

  • Mục 3: Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của Sinh viên. Một Tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, Khóa luận Tốt nghiệp.
    Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một Tín chỉ Sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
    Hiệu Trưởng các Trường quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của Trường.
  • Mục 4: Đối với những Chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị Học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 Tín chỉ.
  • Mục 5: Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Trong Điều 14, Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT có bảng sau:

  • Sinh viên năm thứ nhất: dưới 30 Tín chỉ,
  • Sinh viên năm thứ hai: từ 30 Tín chỉ đến dưới 60 Tín chỉ,
  • Sinh viên năm thứ ba: từ 60 Tín chỉ đến dưới 90 Tín chỉ,
  • Sinh viên năm thứ tư: từ 90 Tín chỉ đến dưới 120 Tín chỉ,
  • Sinh viên năm thứ năm: từ 120 Tín chỉ đến dưới 150 Tín chỉ,
  • Sinh viên năm thứ sáu: từ 150 Tín chỉ trở lên.

ECTS của Đức:

  • Tại phần 4.1. ECTS credit allocation, trang 17 (Die Zuweisung von ECTS-Credits, trang 17) có ghi: một năm học Chính quy được cấp 60 Credits, tức một Học kỳ (1/2 năm) 30 Credits và một Kỳ (1/3 năm) 20 Credits.
  • Do Hội nghị Thường trực các Bộ Trưởng Văn hóa của các Tiểu Bang CHLB Đức (Kultusministerkonferenz – KMK) cho rằng 1 năm học Chính quy là 1.800 giờ học/thực hành/thực tập/tự học v.v… (60 phút), xem Annex 5, trang 59 (Anhang 5, trang 61) nên có thể xem 1 Credit tương đương với 30 giờ học/thực hành/thực tập/tự học v.v… (60 phút).

Giải quyết:

Tại Việt Nam:

  • Để đạt 01 Tín chỉ học lý thuyết, một Sinh viên cần dành 15 tiết x 50 phút + 30 giờ = 42,5 giờ.
  • Để đạt 01 Tín chỉ thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, một Sinh viên cần dành từ 30 tiết x 50 phút + 30 giờ = 55 giờ đến 45 tiết x 50 phút + 30 giờ = 67,5 giờ.
  • Để đạt 01 Tín chỉ thực tập tại cơ sở, một Sinh viên cần dành từ 45 giờ đến 90 giờ.
  • Để đạt 01 Tín chỉ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, Khóa luận Tốt nghiệp, một Sinh viên cần dành từ 45 giờ đến 60 giờ.
  • Để đạt 01 Tín chỉ, tùy quy định của từng Trường Đại học ở Việt Nam, một Sinh viên cần dành từ 42,5 giờ đến 90 giờ.

Tại Đức:

  • Để đạt 01 Credit, một Sinh viên ở Đức cần dành 30 giờ học/thực hành/thực tập/tự học v.v…

Kết luận:

Phụ thuộc vào quy định của từng Trường Đại học ở Việt Nam, 01 Tín chỉ tương đương với 1,42 đến 03 Credits.

Các ví dụ cụ thể:

Trường Đại học Ngoại thương:

  • Trường Đại học Ngoại thương quy định 01 Tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết hay 30 tiết thực hành. Một tiết học được tính bằng 50 phút. Để tiếp thu được một Tín chỉ, Sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
  • Để đạt 01 Tín chỉ, một Sinh viên của Trường Đại học Ngoại thương cần dành từ 42,5 giờ đến 55 giờ.
  • Vậy 01 Tín chỉ của Trường Đại học Ngoại thương tương đương với 1,42 đến 1,83 Credits.
  • Hướng dẫn [PDF 226,45 KB] của Trường Đại học Ngoại thương (phần 3). – Chúng tôi cám ơn Bạn NTH Nhung đã cung cấp thông tin này.

Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng:

  • Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng quy định 01 Tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp. Để tiếp thu được 01 Tín chỉ, Sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp. Một tiết học được tính bằng 50 phút.
  • Để đạt 01 Tín chỉ, một Sinh viên của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng cần dành từ 42,5 giờ đến 60 giờ.
  • Vậy 01 Tín chỉ của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng tương đương với 1,42 đến 02 Credits.
  • Quy định [PDF 336,87 KB] của Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng (Điều 3).

Học viện Ngân hàng:

  • Học viện Ngân hàng quy định 01 Tín chỉ bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được 01 Tín chỉ, Sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp. Một tiết học được tính bằng 50 phút.
  • Để đạt 01 Tín chỉ, một Sinh viên của Học viện Ngân hàng cần dành từ 42,5 giờ đến 60 giờ.
  • Vậy 01 Tín chỉ của Học viện Ngân hàng tương đương với 1,42 đến 02 Credits.
  • Quy chế Đào tạo [PDF 148,17 KB] của Học viện Ngân hàng (Điều 3). – Chúng tôi cám ơn Bạn NN Huyền đã cung cấp thông tin này.

 

Theo hướng dẫn của Đại học Quốc gia Hà Nội

Điểm môn học được chấm theo thang điểm 10 và quy đổi sang điểm chữ như sau:

A+: 9,0 – 10,0
A: 8,5 – 8,9
B+: 8,0 – 8,4
B: 7,0 – 7,9
C+: 6,5 – 6,9
C: 5,5 – 6,4
D+: 5,0 – 5,4
D: 4,0 – 4,9

Để tính điểm trung bình chung tích lũy, điểm chữ được quy đổi qua điểm số như sau:

A+ = 4,0
A = 3,7
B+ = 3,5
B = 3
C+ = 2,5
C = 2,0
D+ = 1,5
D = 1,0

Hạng Tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy toàn Khóa học như sau:

Xuất sắc: 3,60 – 4,00
Giỏi: 3,20 – 3,59
Khá: 2,50 – 3,19
Trung bình: 2,00 – 2,49

Để có thể quy đổi điểm của Đức sang hệ điểm của ECTS, vào ngày 03.07.2000 HRK có hướng dẫn cách quy đổi như sau:

  • Điểm ECTS: A
    Điểm Đức tương ứng: 1,0 – 1,5
    Định nghĩa ECTS: Excellent
    Định nghĩa Đức: hervorragend
  • Điểm ECTS: B
    Điểm Đức tương ứng: 1,6 – 2,0
    Định nghĩa ECTS: Very good
    Định nghĩa Đức: sehr gut
  • Điểm ECTS: C
    Điểm Đức tương ứng: 2,1 – 3,0
    Định nghĩa ECTS: Good
    Định nghĩa Đức: gut
  • Điểm ECTS: D
    Điểm Đức tương ứng: 3,1 – 3,5
    Định nghĩa ECTS: Saticfactory
    Định nghĩa Đức: befriedigend
  • Điểm ECTS: E
    Điểm Đức tương ứng: 3,6 – 4,0
    Định nghĩa ECTS: Sufficient
    Định nghĩa Đức: ausreichend
  • Điểm ECTS: FX/F
    Điểm Đức tương ứng: 4,1 – 5,0
    Định nghĩa ECTS: Fail
    Định nghĩa Đức: nicht bestanden

 

  • Hướng dẫn của HRK về việc quy đổi hệ điểm Đức sang hệ điểm ECTS:
    Xem thêm tại hrk.de

Để giúp thống nhất các mẫu Lý lịch khác nhau và giúp hướng dẫn cho Học sinh/Sinh viên cách viết Lý lịch một cách tốt nhất, chúng tôi khuyến khích sử dụng mẫu Europass của Ủy ban Châu Âu.

Đường dẫn ngắn cho trang này:

www.daadvn.org/faq

Thông tin của các Trường Đại học Đức

1/12
TH OWL

Creative, Innovative, Sustainable – Study in English at TH OWL

Where distances are short and networks are wide – TH OWL offers strong commitment to practical relevance and cutting-edge research.

Xem thêm
Coburg University (Bavaria) - Financial Management

Kick-start your future career in Financial Management!

If you are interested in management and finance our premium MBA program Financial Management with an optional Dual Degree from UniSC Australia and a Bloomberg Lab could be just right for you!

Xem thêm

Study in Berlin - MBA & International Master’s Programmes

Study management in English. Improve your leadership skills. Gain digital know-how. Become part of an international student body. Benefit from many corporate activities, valuable career consultation a...

Xem thêm
RheinMain University of Applied Sciences

PreStudyING@HSRM: Your Pathway to an Engineering Degree!

Ready to get your engineering degree? You can get started with us, even if you don’t meet the usual admission requirements for German universities!

Xem thêm

MBA & Engineering in Life Science Management Programme

Internationally accredited MBA&E providing life science expertise required in leaders of the future combining comprehensive, industry-specific knowledge and management skills.

Xem thêm
TU Dortmund

Master of Science in Manufacturing Technology (M.Sc.)

Boost your engineering career by studying Manufacturing in Germany, one of the top Manufacturing nations worldwide! Apply from Feb 1st – Mar 15th at TU Dortmund University. No tuition fees.

Xem thêm

Professional IT Business & Digitalization Master

Looking to boost your IT career? Discover the international Master’s program in Professional IT Business & Digitalization at HTW Berlin!

Xem thêm

Boost your career with the International Master‘s in Project Managemen...

Boost your career. Acquire a German Master’s degree in Data Science & Project Management. Join us at HTW Berlin – On Campus or Online!

Xem thêm
Institute for Law and Finance (ILF), Goethe University Frankfurt

LL.M. in International Banking, Securities & Finance

Earn an LL.M. International Finance degree at the Institute for Law and Finance (ILF), Goethe University Frankfurt Scholarships available! One-year program conducted in English.

Xem thêm

English-taught Master Programmes in Green and Information Technologies

Study innovative, future- and practice-oriented engineering Master’s programmes in central Germany!

Xem thêm

Bonn Graduate School of Economics (BGSE) - Combined M.Sc. Economic Res...

Are you ready to advance your career in economics? BGSE offers a dynamic doctoral program designed to drive you towards success. Call for Applications. Scholarships Available. Admission with bachelor’...

Xem thêm

Advance your career with an MBA from Pforzheim University, one of the ...

The full-time MBA in International Management at Pforzheim University combines a classical management education with the most relevant future topics: Innovation & Digital Business, Sustainable Global...

Xem thêm

Liên hệ

  • Văn phòng Đại diện DAAD Hà Nội

    Đại Cồ Việt / Trần Đại Nghĩa Hà Nội Điện thoại: +84 24 3868 3773
    Địa chỉ E-Mail: daad.hanoidaad.de
Ảnh chụp bản đồ có vị trí của Văn phòng DAAD