Gặp gỡ cựu Học bổng viên và trao tặng Kỷ niệm chương
Nhân dịp thay Trưởng đại diện tại văn phòng Hà Nội, DAAD đã mời các cựu Học bổng viên đến tham dự buổi họp mặt tại Hà Nội vào ngày 19 và 20.05 vừa qua, với chủ đề “Tính bền vững trong giáo dục Đại học”. Khoảng 200 cựu Học bổng viên và đối tác từ Việt Nam và các nước láng giềng Campuchia, Lào và Myanmar đã nhận lời mời, trong đó có Chủ tịch DAAD, GS. Mukherjee, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam – cựu Học bổng viên DAAD, GS. Nguyễn Thiện Nhân, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo – cựu Học bổng viên DAAD PGS. Hoàng Minh Sơn, Đại sứ CHLB Đức tại Hà Nội TS. Guido Hildner, Giám đốc Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (HTWK) Konstanz GS. Sabine Rein và một số Hiệu trưởng từ các Trường Đại học Việt Nam. Ông Felix Wagenfeld, tân Trưởng đại diện DAAD tại Hà Nội, cũng đã đến Việt Nam.
Buổi gặp mặt cựu Học bổng viên là cơ hội để Trưởng đại diện DAAD tại Hà Nội, ông Stefan Hase-Bergen, chính thức nói lời tạm biệt với các cựu Học bổng viên và các đối tác tại Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân cơ hội này để cảm ơn và vinh danh Trưởng Đại diện DAAD, người sẽ rời nhiệm sở sau sáu năm. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo PGS. TS. Hoàng Minh Sơn thay mặt Bộ Giaó dục và Đào tạo trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam”. Giải thưởng này là sự công nhận cho nhiều năm làm việc của DAAD tại Việt Nam.
Đối với ông Felix Wagenfeld, buổi gặp gỡ đã tạo cơ hội để ông có thể tự giới thiệu bản thân với tất cả những người tham gia và làm quen với nhiều đối tác quan trọng của DAAD: Ông sẽ dẫn dắt Văn phòng Đại diện DAAD tại Hà Nội từ ngày 1 tháng 11 năm 2023.
Buổi gặp mặt cũng là dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Văn phòng Đại diện DAAD tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vào năm 2003. Nhân dịp này, ông Đỗ Minh Việt, thành viên của DAAD Hà Nội ngay từ những ngày đầu tiên, đã dẫn dắt những người tham gia vào hành trình 20 năm của DAAD tại Hà Nội trong một bài thuyết trình giàu hình ảnh.
Sau những hoạt động kỷ niệm ở phần đầu sự kiện, những người tham gia sau đó chuyển sự chú ý sang những chủ đề thực tế. Giáo sư Hans-Peter Benedikt từ HNE Eberswalde bắt đầu bằng bài thuyết trình về các giới hạn của tăng trưởng trước thảm họa khí hậu sắp xảy ra. Ở một đất nước đang phát triển vượt bậc về kinh tế như Việt Nam nhưng lại chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, đây là một luận điểm gây nhiều tranh cãi và cũng được thảo luận sôi nổi. Tiếp theo là các bài giảng khác rất thú vị, xem xét chủ đề từ các góc độ khác nhau, bao gồm bài giảng của Giáo sư Mukherjee, người đã nói về “Tính bền vững trong Trao đổi và Hợp tác Quốc tế”.
Các diễn giả đến từ Campuchia, Lào và Myanmar cũng báo cáo về sự phát triển (bền vững) của các trường đại học của họ hoặc nghiên cứu hiện tại về tính bền vững.
Đối với nhiều cựu Học bổng viên, buổi họp mặt là một cơ hội để gặp lại và kết nối rộng hơn, đặc biệt trong bữa tối thịnh soạn.
(Stefan Hase-Bergen)