Bài báo của cựu học viên được đăng sau hội thảo
Một số cựu học viên của DAAD tại Việt Nam hoạt động rất tích cực và kết nối tốt với nhau. Điều này đặc biệt thấy ở các cựu học viên trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nông nghiệp tiếp tục đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam và tạo ra thặng dư xuất khẩu quan trọng.
Là cựu học viên của DAAD, PGS Nguyễn Trung Dũng đến từ Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội. Anh là một trong những cựu học viên rất nhiệt tình, thường tận dụng sự hỗ trợ của DAAD để tổ chức các hội thảo dành cho cựu học viên. Anh thường mời các cựu học viên hoạt động trong lĩnh vực của mình cũng như các chuyên gia khác đến dự hội thảo về phát triển nông thôn và nông nghiệp để thảo luận khoa học các vấn đề mở. Qua đó đã hình thành một mạng lưới mang tính chuyên nghiệp cao. Một kết quả đáng tự hào từ các hội thảo mà anh tổ chức là một bài báo về “Xây dựng một hình thức linh hoạt trong quản trị liên kết và liên tổ chức: Mô hình quản trị hướng đến các hộ nông dân nhỏ ở xã Lâm San (Việt Nam)” được đăng trên tạp chí Springer Nature vào tháng 12 năm 2022 (https://link.springer.com/article/10.1007/s40171-022-00332-x). Cùng với GS. Doris Schmied (Trường Đại học Bayreuth) và PGS. Lê Văn Chính (Trường Đại học Thủy Lợi) anh đã trao đổi trong bài viết về vấn đề tương tác của “Quản trị liên kết” và “Quản trị liên tổ chức” vốn được coi là chìa khóa thành công để phát triển hơn nữa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.
Bài báo quốc tế này cho thấy việc tổ chức các hội thảo dành cho cựu học viên của DAAD có thể cung cấp những động lực nội dung quan trọng và còn có thể đưa đến những kết quả nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những lý do tại sao Văn phòng đại diện Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức tại Hà Nội hàng năm nhận được nhiều hồ sơ đăng ký từ các cựu học viên để hỗ trợ cho các hội thảo như vậy và hầu hết chúng đều được chấp thuận tài trợ.
Với những hỗ trợ nhỏ như vậy cũng có thể đưa tới những kết quả tốt đẹp.
( Stefan Hase-Bergen, 02.02.2023)